Rủi ro và hình thức lừa đảo khi làm tiếp thị liên kết Affiliate Marketing

Hình thức kiếm tiền Affiliate marketing online ngày càng trở nên phổ biến và mang lại nguồn thu nhập không hề nhỏ. Tuy nhiên, đằng sau nó cũng có những rủi ro mà các bạn cần biết để hiểu và phòng tránh.

Rủi ro

1. Bị phụ thuộc vào quy định riêng của Advertiser

Khi tham gia các chương trình tiếp thị liên kết cho Advertiser. Tất cả các Publisher đều phải tuân thủ mọi quy định riêng của Advertiser để đảm bảo hoa hồng nhận được hoàn toàn hợp lệ.

Nếu thấy các bất thường trong các đơn hàng, như tự đặt đơn ảo để lấy hoa hồng thật. Phía Advertiser có rất nhiều cách để kiểm soát vấn đề này. Khi bị phát hiện, họ hoàn toàn có quyền đơn phương hủy hoa hồng hoặc thậm chí khóa tài khoản của bạn.

Cho nên khi tham gia làm Tiếp thị liên kết cho Advertiser nào. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nắm rõ quy định của họ và nghiêm túc thực hiện.

2. Hoa hồng không cố định

Mỗi chương trình tiếp thị liên kết đều có mức hoa hồng riêng. Tuy nhiên các mức hoa hồng này không cố định và có thể điều chỉnh tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, cũng như chiến lược marketing của Advertiser.

Có rất nhiều trường hợp bị giảm hoa hồng, thậm chí Advertiser tạm ngưng chương trình tiếp thị liên kết vì hoạt động kinh doanh không tốt. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các Publisher, nhưng chúng ta cũng không thể làm gì khác.

Hình ảnh: Internet

3. Sự thiếu minh bạch của Advertiser và Advertiser Network

Sẽ có lúc bạn đặt ra các câu hỏi về sự minh bạch đối với Advertiser (Shopee, Lazada,… ) và Advertiser Network (Accesstrade, Masoffer..) về tỉ lệ chuyển đổi thực tế có bị thao túng hay không.

Có rất nhiều trường hợp mặc dù đã hoàn thành chiến dịch và tin chắc mình sẽ nhận được hoa hồng. Nhưng thực tế lại không được phía Advertiser và Advertiser Network ghi nhận thành công. Tỉ lệ hủy đơn rất nhiều dù thực tế khách hàng đã nhận được hàng.

Tình trạng này xảy ra thường xuyên, đặc biệt ở các network trung gian như Accesstrade, Masoffer…

Xem thêm: Accesstrade là gì? Hướng dẫn chi tiết từng bước kiếm tiền từ Accesstrade

Lời khuyên dành cho các Publisher là:

  • Đối với các chiến dịch có sẵn, không cần qua network trung gian như Thương mại điện tử (Shopee, Lazada,…) thì nên đăng ký trực tiếp chương trình tiếp thị liên kết với các Advertiser để không phải chia sẻ hoa hồng, hay phụ thuộc vào quy định của network đó.
  • Trực tiếp khiếu nại / email lên bộ phận quản lí chương trình tiếp thị liên kết để làm sáng tỏ mọi chuyện.

4. Vấn đề thanh toán hoa hồng

Thanh toán hoa hồng là một rủi ro thường được nhắc đến khi làm Affiliate marketing.

Ngoài vấn đề phải đạt được mức tiền tối thiểu để có thể nhận được tiền hoa hồng do các Advertiser quy định.

Việc thanh toán chậm trễ hay thủ tục rườm rà còn là một yếu tố khiến cho các Publisher mất kiên nhẫn khi làm trong lĩnh vực này.

Nếu gặp những vấn đề liên quan đến việc thanh toán hoa hồng. Hãy liên hệ trực tiếp với phía Advertiser để lấy lại quyền lợi cho mình.

Lừa đảo

Dù ở bất cứ ngành nghề nào, có những người kiếm tiền hoàn toàn chân chính, cũng có những người lừa đảo bất chấp để kiếm tiền. Có những kẻ lợi dụng Affiliate Marketing đã kiếm được bội tiền bằng cách đi lừa người khác. Dưới đây là những hình thức lừa đảo phổ biến nhất:

1. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của Publisher khi mới bước chân vào nghề để ngỏ lời giúp đỡ

Đây là cách lừa đảo phổ biến nhất hiện nay. Khi Publisher liên lạc thì kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu mức phí hướng dẫn. Mức phí này thường dao động từ 200-500k. Sau khi nhận được tiền thì những kẻ lừa đảo này sẽ chặn liên lạc của bạn. Bạn nên nhớ kiếm tiền từ affiliate hoàn toàn k tốn chi phí. Ai yêu cầu bạn trả tiền thì cần cân nhắc nhé.

2. Đăng tin tuyển dụng việc làm Online để chạy các chiến dịch “ngầm”.

Nếu lướt mạng xã hội thường xuyên bạn sẽ thấy các tin tức tuyển dụng việc làm Online nhan nhản. Với những mẫu tin khá giống nhau, như tuyển nhân viên bán hàng, nhập liệu,… Lương thanh toán trong ngày…

Nếu đọc kĩ tin tức tuyển dụng bạn sẽ thấy thông tin về công ty, công việc rất ít. Vì chủ yếu đánh vào vấn đề cần việc, cần tiền nên gần như mọi người mất cảnh giác và liên hệ với phía đối tượng lừa đảo.

Thường các đối tượng này sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin. Thậm chí yêu cầu bạn chuyển 1 mức phí. Sau đó sẽ lấy lí do thanh toán tiền cuối ngày nên yêu cầu bạn cài app hoặc làm bất kì tác vụ nào có lợi cho chúng.

Các app này có thể là của MBB bank hoặc thậm chí app nghe rất lạ. Vì đang cần việc, cần tiền bạn sẽ làm theo. Sau khi đạt được mục đích, phía lừa đảo sẽ chặn liên lạc của bạn.

Trường hợp gặp người đàng hoàng thì sẽ trả thù lao như đã thương lượng. Tuy nhiên với những chiêu trò lừa đảo như hiện nay, trường hợp này chỉ chiếm số ít.

Nên nhớ, bất cứ ai yêu cầu bạn làm cái gì thì nên cảnh giác, có thể tham khảo những người có kinh nghiệm để không bị lừa đảo.

3. Lừa đảo từ việc ăn cắp thông tin cá nhân

Việc để lộ thông tin cá nhân trên mạng xã hội rất nguy hiểm. Như số điện thoại, địa chỉ… Các bạn cần tuyệt đối bảo mật thông tin.

Có không ít trường hợp bị những kẻ lừa đảo dùng thông tin cá nhân để đặt hàng với số lượng lớn hoặc làm những việc nguy hiểm khác. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn và người thân sẽ gặp phải vô số rắc rối không hề nhỏ. Nên nhớ bảo mật thông tin cá nhân là vô cùng quan trọng.

4. Lừa đảo từ việc cung cấp OTP cho người khác

“Liên kết Momo, Zalo pay với tài khoản ngân hàng, nhận ngay 50k”.

Đây là một chiến dịch mà các ví điện tử phát động nhưng lại trở thành một phương thức lừa đảo phổ biến bằng cách ăn cắp OTP sau đó rút hết tiền từ ví của nạn nhân. Chúng thường hướng đến chị em phụ nữ ít hiểu biết về công nghệ, nhẹ dạ cả tin.

Hình thức lừa đảo này như sau. Các đối tượng liên lạc với bạn giới thiệu về chiến dịch. Sau đó hướng dẫn giúp bạn bằng cách yêu cầu bạn cung cấp tài khoản, OTP, thậm chí nhiều người còn cung cấp cả mật khẩu mà không mảy may suy nghĩ.

Sau khi đã có được thông tin. Chúng rút hết tiền từ ví điện tử rồi chặn liên lạc của bạn.

Hình thức lừa đảo này không mới nhưng rất nhiều người đã bị lừa với số tiền không hề nhỏ. Bạn lưu ý tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, OTP cho ai.

5. Lừa đảo từ việc cung cấp Website / Landing page

Sở hữu Website / Landing page để chạy chiến dịch là cách mang lại hiệu quả cao đối với Publisher. Lợi dụng nhu cầu này, nhiều kẻ lừa đảo đã giới thiệu dịch vụ của mình với một mức giá cạnh tranh.

Tuy nhiên vì chúng cung cấp dịch vụ nên bạn không biết đằng sau Website / Landing page đã được xử lí, can thiệp điều gì.

Thông thường những kẻ lừa đảo sẽ nhúng chiến dịch của chúng trực tiếp vào Website của bạn. Khi bạn chạy chiến dịch, tiền thực tế lại đổ về tài khoản của kẻ lừa đảo. Thực tế là bạn vừa mất tiền còn chạy không công cho người khác.

Nên nếu chọn hình thức này để quảng cáo, hãy chọn những dịch vụ, cá nhân uy tín để không bị mất tiền nhé!

Tổng kết

Bài viết này đã tổng hợp một số rủi ro và hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay đến mọi người. Để kiếm tiền chân chính và tăng thu nhập thì chẳng có cách nào ngoài việc chăm chỉ học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kinh doanh lâu dài cả.

Mọi người cần bổ sung kiến thức cho bản thân từ các bài viết trên mạng. Tìm hiểu thêm về Marketing Căn Bản trước khi bắt tay vào chặng đường kiếm tiền lâu dài.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments