Tester là gì? Công việc của một Tester kiểm thử phần mềm là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về ngành này. Hôm nay Chi sẽ viết một bài có nội dung giải đáp thắc mắc cho mọi người nhé!
Tester là gì?
Tester kiểm thử phần mềm, hay còn được gọi là QC (Quality Control) hoặc SQA (Software Quality Assurance) là người thực thi công việc kiểm tra chất lượng cho phần mềm bằng cách đi tìm lỗi (bắt Bug) trước khi đưa sản phẩm cho người dùng cuối sử dụng.
Sản phẩm ở đây có thể là website, app… hay bất cứ chương trình nào liên quan đến lĩnh vực phần mềm.
Người dùng cuối có thể là Chi, là bạn, hay bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào…
Dù ở bất cứ ngành nghề gì đi nữa, khâu đảm bảo chất lượng của sản phẩm đều vô cùng quan trọng. Nếu cung cấp cho khách hàng sử dụng những sản phẩm chất lượng kém, nhiều lỗi thì uy tín, hình ảnh công ty sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Người tiêu dùng sẽ có những trải nghiệm không tốt về sản phẩm.
Xem thêm: Tổng hợp sách Kiểm thử phần mềm dành cho Tester
Công việc của một Tester
Trong quy trình phát triển phần mềm (SDLC – Software Development Life Cycle)
Giai đoạn kiểm thử (Testing) nằm sau bước phát triển phần mềm (Development). Nhưng không có nghĩa khi bắt đầu có sản phẩm rồi thì Tester mới có thể bắt đầu công việc của mình.
1. Thiết kế Test plan
Testplan là tài liệu mô tả chi tiết nhất về dự án của team Test. Nó thể hiện sự hiểu biết về dự án của Tester, cũng như tất cả kế hoạch, chiến lược kiểm thử cho sản phẩm.
Đối với một Test Plan tương đối đầy đủ sẽ bao gồm các nội dung dưới đây:
1.1 Hiểu về sản phẩm
Nếu không hiểu gì về sản phẩm thì làm sao bạn có thể đảm bảo chất lượng cho nó đúng không? Hiểu càng rõ bạn càng nhìn ra được nhiều vấn đề mà sản phẩm sẽ gặp phải, từ đó có thể mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng. Cần trả lời được các câu hỏi như:
- Sản phẩm này làm gì?
- Ai là người sử dụng
- Nó hoạt động như thế nào?
…
1.2 Lên chiến lược kiểm thử
Đối với mỗi dự án, chiến lược kiểm thử hoàn toàn không giống nhau. Việc lên chiến lược vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến thành công của một dự án. Ở bước này bạn cần trả lời được các câu hỏi:
- Tester sẽ sử dụng loại test nào để tiến hành kiểm thử (Unit test, API test, Intergration test, System Test, Performance test, AB Test,….)
- Nên ưu tiên kiểm thử những tính năng, thiết bị nào,…
- Xác định mục tiêu kiểm thử
- Mục tiêu kiểm thử là tìm ra nhiều lỗi nhất có thể
- Đảm bảo không có lỗi hoặc lỗi nghiêm trọng trước khi release cho khách hàng
…..
1.3 Lên kế hoạch Nguồn lực cho việc kiểm thử
Nguồn lực có thể là con người, thiết bị và vật liệu cần thiết để hoàn thành một dự án. Dự án cần bao nhiêu người. Cần những thiết bị nào,…
Chi tiết công việc của từng đối tượng. Ví dụ Test leader làm công việc gì, Tester member làm gì,…
1.4 Lên kế hoạch môi trường kiểm thử
Đây là công việc vô cùng quan trọng khi tiến hành kiểm thử. Việc test trên môi trường nào ảnh hưởng rất nhiều đến phạm vi Test. Thông thường có 3 môi trường test
- Môi trường cho team Tester / Development: thực thi việc kiểm thử
- Môi trường Staging / Pre-production: môi trường kiểm thử lại trước khi đưa lên môi trường Production
- Môi trường Production: giành cho người dùng cuối, khách hàng
1.5 Lập kế hoạch và ước tính
Mỗi một công việc trong dự án đều bắt buộc phải có kế hoạch và ước tính thời gian hoàn thành tương ứng. Việc này giúp mỗi thành viên có thể nắm được chi tiết nhiệm vụ của mình. Đồng thời các cấp quản lý có thể nhìn thấy được Overview tiến độ của dự án.
2. Viết Testcase
Tester sẽ thực hiện công việc test dựa vào đâu? Làm sao để đánh giá được kết quả Test là thành công hay thất bại?
Testcase chính là câu trả lời.
Khi xác định được mình cần test những gì. Tester sẽ tài liệu hóa mọi thứ bằng tài liệu và đánh giá bằng số liệu. Testcase thể hiện được tất cả điều đó.
3. Thực thi việc Test
Sau khi team development đã phát triển xong sản phẩm sẽ bàn giao cho Tester để thực thi công việc kiểm thử. Lúc này Tester sẽ dựa vào Testcase và kinh nghiệm của mình để tìm ra nhiều lỗi nhất có thể. Ở giai đoạn này Tester cần thực hiện các công việc
- Run testcase, điền kết quả test tương ứng : Pass / Fail / NA,…
- Report bug: báo lỗi bằng cách mô tả lỗi cho team developer thông qua các hệ thống bug tracking như Jira, Redmine, Google sheets … (tùy mỗi dự án, công ty,…)
- Re-test: test lại các lỗi đã report trước đó sau khi developer đã fix bug xong
- Report: thống kê, report theo yêu cầu cho cấp trên
Tổng kết
Trên đây Chi đã tóm tắt công việc của một Tester khi tham gia bất kì dự án nào. Nghề Tester có rất nhiều cơ hội khi lĩnh vực Công nghệ thông tin đang bùng nổ toàn cầu.
Chi hy vọng bạn bén duyên với nghề và không ngừng gặt hái được nhiều thành tựu trên con đường trở thành một Tester chuyên nghiệp nhé!
Xem thêm: Giáo Trình Kiểm Thử Phần Mềm – Từng Bước Trở Thành Tester Chuyên Nghiệp